Các báo cáo phiên toàn thể

(Keynote Speakers)

Đại tá GS. TS. Nguyễn Việt Bắc

Viện Khoa học Công nghệ Quân sự

Năm sinh 1948 tại Tam Dương, Vĩnh Phúc

Cơ quan: Viện Khoa học Công nghệ Quân sự

Chuyên ngành: Hóa học và công nghệ Polymer

Đào tạo: Đại học Bách khoa Bucarest IPB (kỹ sư); Nghiên cứu sinh: IPB và ICECHIM, Bucarest (1976-1979); Thực tập sau TS Viện Polymer, Viện Hàn lâm Khoa học Bulgari, Sofia

Học hàm PGS 1992, GS 4/2002, chuyên ngành Hữu cơ – Polyme

Quá trình công tác: Cán bộ nghiên cứu, Trưởng phòng nghiên cứu (1982-84), Phó Phân viện trưởng Viện Hóa kỹ thuật (1984-87), Viện phó Viện Hóa kỹ thuật (1990-1998), Viện trưởng Viện Hóa kỹ thuật (1998-2000). Sau 2000 Viện phó rồi Quyền Viện trưởng Viện Hóa học Vật liệu. Nghỉ hưu từ 2014.


Các lĩnh vực nghiên cứu:

  • Tổng hợp và chuyển hóa cao su tự nhiên (NCCB và ứng dụng thực tế).

  • Vật liệu sơn, màng phủ bảo vệ, Sơn điện di anod và Catod.

  • Keo dán cấu trúc và vật liệu composite. Polyme nanocomposite.

  • Polyme dẫn điện Polypyrol, Polyaniline (tổng hợp, chuyển hóa và ứng dụng thực tế).

  • Vật liệu ngụy trang, nghi trang chống sóng điện từ.


Các công bố về khoa học kỹ thuật: trên 80 công trình trong các tạp chí chuyên ngành trong và ngoài nước (1979-2018). Tạp chí quốc tế (J Appl Polym Science; European Polym J; J Macromol. Sci, Pt A Chemistry, J Polym Materials; Malaysian J Chem; Vietnam Journal of Chem (VAST),

4 cuốn sách phục vụ đào tạo sau đại học do VKHCNQS chủ trì, xuất bản tại NXB QĐND về các “Vật liệu sơn màng bảo vệ”, Vật liệu keo dán kỹ thuật”, Công nghệ và vật liêu cao su “, “Polyme trong kỹ thuật tên lửa”. Viết một chương chuyên đề về Polyme trong sách “Vật liệu kết cấu trong kỹ thuật tên lửa”


Hoạt động quản lý và chuyên môn khác:

  • Chủ nhiệm chương trình trọng điểm quốc gia về KHCN Vật liệu mang mã số Chương trình KC02 từ 2011 đến 2021 thuộc Bộ KH&CN.

  • Phó chủ tịch Hội Hóa học Việt Nam kiêm Chủ tịch Phân hội Polymer.

  • Chủ nhiệm chương trình khoa học công nghệ cấp Thành phố Hà nội về nghiên cứu ứng dung Vật liệu (KC 01-C03) do Thành phố Hà Nội quản lý.

  • Ủy viên Ban biên tập Tạp chí Hóa học (VHLKH), Tạp chí Kỹ thuật Trang bị (TCKT, BQP, Tạp chí KHCN Nhiệt đới (TT Việt Nga), Tạp chí KH&CN Quân sự (Viện KH&CN Quân sự).

Xu hướng phát triển Khoa học Công nghệ vật liệu và tác động kinh tế xã hội

Bài báo trình bày các đặc điểm của KHCN vật liệu đương thời trong điều kiện thế giới bước vào thế ký XXI với nhiều biến động kinh tế - xã hội, dưới tác động mạnh mẽ của biên đổi khi hậu toàn cầu. Các thay đổi đáng kế xảy ra trong so sánh sức mạnh tương đối giữa những nền kinh tế hàng đầu trong vòng ba thập kỷ gần đây cho thấy xu hướng này sẽ không đổi và sẽ để lai dấu ân sâu đậm. Trong thời gian này, KHCN vật liệu có các thành tựu nổi bật trong nghiên cứu và ứng dụng nhiều loại vật liệu mới trong kinh tế cũng như an ninh quốc phòng. Các xu thế phát triển sản xuất, tiêu thụ và nghiên cứu vật liệu do các nguyên nhân chính sau:

  • Mức tăng GDP, tăng dân số và tỷ lệ đô thj hóa làm tănh nhanh tiêu thụ vật liệu

  • Các đổi thay và tiên bộ trong công nghệ chế tạo chế biến

  • Khả năng áp dụng hiệu quả các công nghệ và vật liệu mới trong an ninh , quốc phòng trong bối cảnh thế giới hai cực

Các vật liệu được sử dụng nhiều hơn, đa dạng hơn và chất lượng , chủng loại phong phú hơn. Vật liệu hiện đại có mặt trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người như xây dựng (dân dụng, công nghiệp), thông tin viễn thông, kỹ thuật máy tính, sử lý số liệu, giao thông vận tải, hàng không, du hành vũ trụ, kỹ thuật quân sự (trang bị vũ khí, khí tài, thông tin...) đến canh tác nông nghiệp hiện đại, y tế, thể thao giải trí.

Trong công nghệ gia công chế tạo xuất hiện nhiều phương pháp mới hiệu quả và tiết kiệm hơn truyền thống như các kỹ thuật dùng laser trong gia công chíp bán dẫn, dùng sóng siêu âm trong sử lý, phân tán, vi sóng cho cấp nhiệt , kỹ thuật in 3D cho chế tạo linh kiện, chi tiết tay thế bộ phận cấy ghép, mảnh hộp sọ. Các công nghệ mới cho phép có thể gia công giá rẻ, cá thể hóa sản phẩm, thuận lợi cho chế tạo, thay thế , sửa chữa, bảo dưỡng

Sự phát triển vũ bão của công nghệ thông tin, kỹ thuật máy tính và khả năng sử lý số liệu cùng các phương pháp, trang thiết bị phân tích đánh giá tinh vi , chính xác hơn đã dẫn đến các vật liệu nano , siêu vật liêu (metamaterials), vật liêu quang tử, vật liệu từ mới. Các kỹ thuật gia công mới cho phép chế tạo các chíp 7-9 nm.

Nhiều vật liệu và công nghệ mới đã được áp dụng thành công trong kỹ thuật dân dụng cũng như trong quốc phòng. Có thể nêu ví dụ như trí tuệ nhân tạo (AI), máy bay không người lái (UAV) phục vụ cho chụp ảnh viễn thám, điều tra quy hoạch rừng, quản lý đất đai, nông nghiệp đến trinh sát, giám sát và chỉ thị mục tiêu trong quân sự. Vật liệu cho lưu trữ, sản xuất năng lượng (pin, ắc quy), vật liệu y sinh cho cấy ghép, vật liệu phỏng sinh học (biomimetics) cho chế tạo các cơ phận của cơ thể sống. Tổng quan đưa các thông tin so sánh năng lực phát triển công nghệ mới trong kỹ thuật quốc phòng của các quốc gia Hoa kỳ, Nga và Trung quốc.

Rất nhiều tiến bộ trong lĩnh vực vật liệu sẽ tác động trực tiếp và mạnh mẽ vào phát triển kinh tế xã hội cũng như chất lượng trang bị vũ khí.

Đầu tư cho nghiên cứu và phát triển KHCN vật liệu là hết sức cần thiết và đòi hỏi quyết tâm cũng như hiểu biết và tầm nhìn của các chuyên gia cũng như các nhà quản lý.

Prof. Yu-Chen Hu

Department of Chemical Engineering, National Tsing Hua University

Frontier Research Center on Fundamental and Applied Sciences of Matters, National Tsing Hua University, Hsinchu, Taiwan

Prof. Yu-Chen Hu is the Vice Dean of College of Engineering, National Tsing Hua University. He is also the Vice President, Asian Federation of Biotechnology (AFOB).

Prof. Yu-Chen Hu received his BS degree in Chemical Engineering from National Taiwan University (1992) and earned his PhD degree in Chemical Engineering from University of Maryland (USA) in 1999. He worked as a post-doc at the National Institutes of Health from 1999 to 2000 and returned to the Department of Chemical Engineering, National Tsing Hua University, Taiwan, in 2000. Dr. Hu’s main research interests include vaccine development, gene therapy, tissue engineering, cancer therapy and synthetic biology. Dr. Hu has won the Asia Research Award (Society of Chemical Engineers, Japan), Outstanding Research Award (Ministry of Science and Technology, 2006, 2014), BEST Biochemical Engineering Achievement Award, Wu Ta-You Memorial Award (NSC), Outstanding Academia-Industry Research Award and Outstanding Young Investigator Award in Taiwan. He is inducted as a fellow of American Institute for Medical and Biological Engineering (AIMBE), and is elected the Member of the Tissue Engineering International & Regenerative Medicine Society-Asia Pacific (TERMIS-AP) Council and the Vice President of Biotechnology and Biochemical Engineering Society of Taiwan. He is the Program Chair of the TERMIS-AP meeting, 2016. He also sits on the editorial board of 10 international journals and currently serves as the associated editor of Current Gene Therapy and deputy editor of Journal of Taiwan Institute of Chemical Engineers.

CRISPR gene regulation: applications in stem cell engineering and tissue regeneration

Gene editing by CRISPR and gene regulation by microRNA or CRISPR activation have dramatically changed the way to manipulate cellular gene expression and cell fate. In recent years, various gene editing and gene manipulation technologies have been applied to control stem cell differentiation to enhance tissue regeneration. This presentation will focus on how to develop CRISPR, CRISPR activation (CRISPRa), CRISPR inhibition (CRISPRi) as well as bi-directional CRISPR-AI gene regulation technologies to control cell differentiation and tissue regeneration.

PGS.TS. Đào Nguyên Khôi

Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM

Ông Đào Nguyên Khôi hiện là Phó giáo sư lĩnh vực Khoa học trái đất (chuyên ngành mô hình hóa môi trường) tại Khoa Môi trường, Trường ĐH KHTN – ĐHQG-HCM. Ông Khôi nhận bằng Tiến sĩ ngành Quản lý tổng hợp lưu vực sông tại trường ĐH Yamanashi (Nhật Bản) vào năm 2013. Các hướng nghiên cứu chính của TS. Khôi đang thực hiện bao gồm đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và hoạt động nhân sinh đến tài nguyên nước lưu vực sông (trữ lượng và chất lượng), dự báo sự thay đổi của các hiện tượng khí tượng – thủy văn cực đoan, và mô hình hóa chất lượng nước mặt. TS. Khôi đã chủ nhiệm hơn 8 đề tài nghiên cứu khoa học các cấp được tài trợ bởi ĐHQG-HCM, Quỹ NAFOSTED, và Sở KHCN TP.HCM liên quan đến các hướng nghiên cứu kể trên. Bên cạnh đó, TS. Khôi đã công bố được hơn 36 bài báo trên tạp chí SCI-E, 10 bài báo trên tuyển tập hội nghị và 2 chương sách trong danh mục Scopus. Hiện tại, TS. Khôi đang là thư ký phân ban khoa học thủy văn của Hiệp hội Khoa học trái đất khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (AOGS).


Dr. Dao Nguyen Khoi is an associate professor of earth science (environmental modeling) at the Faculty of Environment, VNUHCM University of Science, Vietnam. He obtained a PhD’s degree in integrated river basin management at University of Yamanashi, Japan in March 2013. His research interests involve impacts of climate change and anthropogenic activities on water resources in terms of quantity and quality, estimation of future changes in hydro-meteorological extremes, and surface water quality modeling. He has conducted 8 projects with PI role funded by VNU-HCM, NAFOSTED, and DOST-HCM related to these topics. In addition, he has published more than 36 journal papers, 10 conference papers, and 2 book chapters. Currently, he is a section secretary for Hydrological Sciences (HS) in Asia Oceania Geosciences Society (AOGS).

Đánh giá tác động biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước – Một số trường hợp nghiên cứu ở Việt Nam

(Impact of climate change on water resources – Case studies in Vietnam)

Tài nguyên nước là một trong những nguồn tài nguyên quan trọng cho hoạt động phát triển kinh tế – xã hội đối với mọi quốc gia và vùng lãnh thổ. Biến đổi khí hậu làm thay đổi lượng mưa và nhiệt độ, ảnh hưởng đến chu trình thủy văn và do đó làm thay đổi dòng chảy cũng như làm biến đổi quá trình chuyển tải thành phần các chất ô nhiễm trong môi trường nước nói chung. Đối mặt với biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng nhanh, các nghiên cứu về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước là rất cần thiết trong quản lý và quy hoạch tài nguyên nước. Bên cạnh đó, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước là thay đổi theo không gian và cần thiết phải có các nghiên cứu cụ thể cho từng khu vực. Đứng trước sự thay đổi của khí hậu đang diễn ra ngày càng nhanh trong tương lai thì diễn biến tài nguyên nước sẽ như thế nào dưới ảnh hưởng của các thay đổi trên. Sự thay đổi về tài nguyên nước này sẽ diễn ra theo hướng tích cực hay tiêu cực trong tương lai là một vấn đề cấp thiết cần được quan tâm nghiên cứu. Nội dung của bái trình bày là tập trung làm rõ phương pháp luận đánh giá và phân tích ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước thông qua một số trường hợp nghiên cứu điển hình ở khu vực Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, nhằm nâng cao hiểu biết và trợ giúp cho công tác quản lý và quy hoạch tài nguyên nước được hiệu quả hơn.

Water is one of the most essential and important resources for socio-economic development in all countries and territories. Climate change alters precipitation and temperature, and as a result cause changes in hydrological cycle and river flow. The changes in hydrological processes the lead to changes in transport characteristics of pollutants. In the face of changing climate, studies on the effects of climate change on water resources are essential in water resource planning and management. Additionally, the effects of climate change on water resources are spatially variable and it is necessary to have specific studies for different regions. Faced with the future climate change, how water resources will change under the influence of these changes, whether this change in water resources will take place in a positive or negative direction in the future, and this is an urgent issue that needs to be studied. This paper will focus on overviewing methods for climate change assessment analyzing climate change impacts on water resources through some case studies in the Central Highlands and Southeast region in Vietnam. The obtained results play an essential role in providing scientific information to effectively support decision makers in developing sustainable water resources management strategies.